Ở
một ngôi làng xa xa trồng hoa màu nọ, vào mỗi mùa thu hoạch người ta đều lưu lại
những cây hoa màu của bốn góc rẫy dành cho những người khác cần dùng, nếu người
nào cần thì có thể dùng không phân biệt quen hay lạ.
Người
chủ vườn cho rằng, ông trời đã giúp cho họ có được những vụ mùa sung mãn, vì vậy
để đền ơn trời đất họ đã lưu lại những phần hoa màu đó để giúp đỡ cho những người
gặp khó khăn hơn họ. Họ cho rằng chia sẻ là một sự đền ơn, chia sẻ là một đức
tính tốt đẹp.
Ở
Hàn Quốc, hai bên đường đi người ta trồng rất nhiều hồng. Mỗi một mùa sau khi
thu hoạch người ta thấy trên những cây hồng, đó đây vẫn còn trái chín. Nhiều
người khách qua đường thấy vậy tự hỏi rằng, những trái hồng vừa chín vừa đẹp
như thế sao người ta không hái, tiếc nhỉ! Nhưng người chủ trồng hồng bảo, cho
dù những trái hồng đó chín mọng thu hút đến đâu cũng không hái hết, vì những
trái hồng đó đặc biệt để dành cho những con chim khách làm thức ăn vào mùa
đông.
Điều
gì đã khiến những người ở đây có thói quen lưu lại những trái hồng trên cây như
vậy. Thì ra đây là nơi trú đông của những đàn chim khách. Cứ mỗi mùa đông đến
chim khách bay về tụ hội làm tổ trên những cây hồng.
Có
một mùa đông năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết rơi nhiều, có khoảng vài trăm
con chim khách không tìm được thức ăn nên trong một đêm đã chết hết vì đói lạnh.
Mùa hồng năm sau, những cây hồng đang nảy lộc đâm chồi chuẩn bị khai hoa kết quả
thì lạ thay có một loại sâu lạ đột nhiên xuất hiện cắn phá những cây hồng. Năm
đó những vườn hồng gần như tuyệt chủng.
Từ
đó mỗi năm, cứ vào mùa thu khi người ta hái hồng, người ta đều lưu lại những
trái hồng thưa thớt trên cây để làm thức ăn cho những con chim khách vào mùa
đông. Chính nhờ những trái hồng còn lưu lại trên cây đã thu hút nhiều chim
khách đến đây trú đông. Chim khách hình như cũng biết cảm ơn nên khi mùa xuân đến
nó chưa bay đi vội, suốt ngày chăm chỉ bắt những con sâu lạ trên cây hồng, thế
là bảo đảm mùa hồng năm đó rất được mùa.
Trong
lúc thu hoạch chớ quên lưu lại một phần thành quả của mình cho người khác. Vì
dành cho người khác phần dư của mình chính là lưu lại phần hy vọng cho chính
mình. Trong môi trường sinh thái đều có sự tương quan nhau, đều dựa vào nhau mà
tồn tại, một cái phồn vinh thì cái kia cũng phồn vinh và ngược lại.
Cho
đi, là một niềm vui. Vì cho đi không phải hoàn toàn mất đi, mà là một cách thu
hoạch cao thượng. Cho đi là một niềm hạnh phúc, vì cho đi khiến tâm hồn mình
thêm rộng lượng và cũng đem lại hạnh phúc cho chính mình.
Sưu tầm
Hãy biết cho đi
4
/
5
Oleh
Unknown